Sử dụng dụng cụ nấu nướng chống dính an toàn, hiệu quả
Ta đã biết, các dụng cụ bếp chống dính có rất nhiều ưu điểm khi nấu nướng như ít tốn dầu, dễ vệ sinh, làm nóng nhanh, tỏa nhiệt đều, an toàn cho sức khỏe người dùng…
GMMDL cung cấp các giải pháp tối ưu độ bền của chảo, nhưng chính người tiêu dùng cũng có thể gia tăng tuổi thọ sản phẩm qua cách mà họ sử dụng!
Bạn có muốn duy trì những lợi ích của chảo chống dính? Hãy áp dụng các mẹo sử dụng chảo chống dính an toàn, hiệu quả dưới đây nhé.
1/ Làm sạch chảo chống dính mới mua trước khi dùng

Mới mua chảo chống dính về bạn nên làm sạch với nước hoặc nước rửa chén
Khi mới sắm chảo có tráng phủ lớp chống dính bất kỳ, bạn nên rửa qua với nước rửa chén để làm sạch các bụi bẩn, lớp keo dính của giấy hướng dẫn sử dụng, giấy giới thiệu sản phẩm hay là bao bì bên ngoài.
Sau đó, bạn mới quét nhẹ một lớp bột cà phê lên mặt có phủ lớp chống dính rồi đặt lên bếp làm nóng, đợi vài phút thì tắt bếp và rửa sạch chảo chống dính. Làm như vậy, bạn sẽ khử mùi lớp sơn mới cho chảo chống dính, giúp tăng độ bền và tiện làm sạch sau khi nấu nướng.
2/ Không làm nóng chảo chống dính trước khi chế biến
Bạn thường có thói quen làm nóng chảo, nồi, quánh… trước khi chế biến? Nên từ bỏ ngay thói quen này khi sử dụng chảo chống dính. Bởi chảo chống dính bên ngoài thường phủ lớp sơn tĩnh điện, chống oxi hóa, lớp này ngoài tác dụng dễ làm sạch còn giúp chảo chống dính nhanh hơn.
Khi bạn cho dầu, nước, thực phẩm vào khi chảo chống dính quá nóng một cách “đột ngột” như vậy thì lớp chống dính bên trong chảo chống dính sẽ nhanh bị bong, tróc, hỏng. Khi chảo chống dính đang nóng, bạn cũng tuyệt đối không đổ nước mắm, muối vào, lớp chống dính sẽ bị rỗ lên nhanh chóng, làm hỏng chảo chống dính.
3/ Không dùng đồ dùng nấu ăn bằng kim loại

Mặc dù lớp chống dính của GMMDL đảm bảo độ bền cao hơn cho sản phẩm, nhưng nếu sử dụng vá thìa kim loại để xào trên bề mặt lớp chống dính, độ bền cũng sẽ không cao bằng nếu sử dụng dùng cụ bằng gỗ để đảo thức ăn.
Chị em nội trợ khi quyết định dùng chảo chống dính thì cũng nên sắm kèm bộ đồ dùng nấu ăn như đũa, muôi, vá xào, thìa… ưu tiên lựa chọn chất liệu gỗ, silicon. Khi chế biến, các chất liệu như gỗ và silicon đảo thức ăn dễ dàng hơn, nhẹ hơn mà không làm trầy xước lớp chống dính của chảo. Trong khi đó, các dụng cụ kim loại có thể sẽ quá cứng, đảo mạnh tay sẽ tạo điều kiện cho các lớp chống dính bong ra, làm mất tác dụng của chảo.
4/ Nhiệt độ nấu thích hợp với các chảo chống dính là không quá cao, trên 260 độ C
Bạn nên nấu ăn với ngọn lửa vừa, không vặn lửa lớn nhất đối với các chảo chống dính. Trường hợp, bạn không thể biết chính xác nhiệt độ nấu phù hợp thì chỉ nên vặn lửa cháy tập trung ở phần giữa đáy của chảo chống dính, không được tràn ra ngoài đáy chảo và tuyệt đối không cao quá thành, rất dễ gây cháy, hỏng chảo chống dính và lớp chống dính.